1. Cơ khí chế tạo máy là gì?
– Cơ khí chế tạo máy là ngành nghiên cứu, thiết kế, chế tạo ra các loại máy móc, thiết bị và các vật dụng hữu ích dùng trong sản xuất. Ngành cơ khí chế tạo máy sẽ thường liên quan đến các vật liệu như sắt, thép, gang,… và thực hiện các công việc như tiện, phay, bào, hàn,…
– Nhìn chung, ngành này sẽ ứng dụng các nguyên lý vật lý để chế tạo các loại máy móc thiết bị. Ngành này sẽ liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất thực tế, nơi các kỹ sư cơ khí sẽ chế tạo ra các sản phẩm cơ khí, đồng thời tối ưu hóa quá trình sản xuất, đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế. Vì thế, khi nhắc đến trình độ khoa học kỹ thuật cũng như sự phát triển công nghiệp của một quốc gia, người ta sẽ nghĩ ngay đến lĩnh vực chế tạo máy.
2. Triển vọng nghề nghiệp của ngành cơ khí chế tạo máy
– Trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nước ta đã dần chú trọng hơn vào ngành cơ khí chế tạo máy để hội nhập với nền kinh tế thế giới. Với nhu cầu về máy móc thiết bị dùng trong nhà xưởng thường rất lớn, đã khiến cơ hội việc làm trong ngành cơ khí càng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết
– Bên cạnh đó, khi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, bạn sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề cũng như nhận được nhiều cơ hội làm việc ở nước ngoài. Không dừng lại ở đó, ngành cơ khí chế tạo thường được ứng dụng để chế tạo máy trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như thực phẩm, dược phẩm, hóa chất, công nghiệp nặng và nhẹ. Với tầm quan trọng như vậy, học nghề cơ khí bạn sẽ có được nhiều cơ hội phát triển hơn trong ngành
– Với sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực này, ngành cơ khí đã trở nên phổ biến trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trường dạy nghề. Ngành cơ khí thường được phân chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau áp dụng trong nhiều ngành như ô tô, xây dựng, tàu biển, cơ khí,…
– Ngành thiết kế và chế tạo cơ khí: Chịu trách nhiệm thiết kế bản vẽ và chế tạo các loại máy tinh xảo dùng trong công nghiệp
– Cơ khí chế tạo máy: Thực hiện các công việc vận hành, điều khiển, bảo dưỡng, kiểm tra máy móc,…
– Cơ khí gia công chế tạo hình: Đây chính là công việc sử dụng các máy móc, công nghệ CNC để gia công, chế tạo hình, bao gồm các công đoạn phay, tiện, bào,…
3. Các công việc của kỹ sư chế tạo máy
– Lên ý tưởng và thiết kế lên bản vẽ về những loại máy móc thiết bị dùng trong sản xuất như: máy chiết rót, máy khấy đảo, máy sản xuất son, bánh kẹo, máy tự động hóa,…
– Thi công và giám sát việc thi công
– Tham gia lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình: Nhà máy thủy điện, nhiệt điện, xi măng, đóng tàu…
– Tham gia công việc khai thác hệ thống sản xuất công nghiệp: vận hành, bảo trì, xử lý sự cố các thiết bị công nghiệp
– Thực hiện các công việc chế tạo như tiện, phay, hàn, chế tạo vật liệu,…
4. Môi trường làm việc và những yêu cầu cơ bản trong ngành cơ khí chế tạo
* Môi trường làm việc:
– Thường xuyên tiếp xúc với các loại máy móc thiết bị
– Nếu chuyên về thiết kế, bạn sẽ chủ yếu làm việc tại các phòng kỹ thuật và dự án, nhưng bạn cũng cần phải khảo sát thị trường, trực tiếp theo dõi quá trình gia công máy móc thiết bị
– Làm việc trong môi trường chế tạo, bạn sẽ tiếp xúc với các loại nguyên vật liệu như sắt, thép gang, inox,…với các công việc như tiện, phay, hàn, bào,… và cả môi trường nhiều tiếng ồn
* Những yếu tố cần thiết cho một kỹ sư cơ khí
– Đam mê với công việc và ngành nghề mà mình đã chọn
– Có sức khỏe tốt
– Cần cù, tỉ mĩ do phải làm việc với nhiều chi tiết nhỏ
– Có óc tư duy logic và sáng tạo
———————————————————————-
Theo BGT Bình Gia Thành